Movatterモバイル変換


[0]ホーム

URL:


Bước tới nội dung
WikipediaBách khoa toàn thư mở
Tìm kiếm

Wikipedia:Chú thích nguồn gốc

Trang hạn chế sửa đổi (bán khóa)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trang này giải thích mộthướng dẫn của Wikipedia tiếng Việt.
Đây là tiêu chuẩn đã được chấp thuận mà các thành viên nên cố gắng tuân theo. Vì có thể sẽ tồn tạinhững ngoại lệ, hãy thực hiện nó một cáchcó ý thức. Bất kỳ sửa đổi liên quan đến trang nội dung này nên phản ánhsự đồng thuận. Nếu bạn hoài nghi về hướng dẫn nào đó, hãy thảo luận trước tạitrang thảo luận.
Hướng dẫn Wikipedia
Ứng xử
Thảo luận
Nội dung
Biên tập
Tổ chức thông tin
Văn phong
Xóa
Nội dung dự án
Khác

Wikipedia tiếng Việt là một bách khoa toàn thư trực tuyến mở hoạt động dựa trên nguyên tắc "nói có sách, mách có chứng", nên các thông tin trong bài bách khoa cần được hỗ trợ bằng các nguồn tham khảouy tín và đáng tin cậy. Trang này hướng dẫn bạn cách chú thích nguồn khi viết bài trên Wikipedia.

Chú thích nguồn gốc hay ở điểm nào

  • Để công nhận nguồn gốc đã cho thông tin có ích
  • Đưa thêm thông tin cho những độc giả muốn đọc thêm
  • Làm cho độc giả hoài nghi tin rằng bài viết là đúng đắn
  • Để cho người viết khác có thể kiểm tra bài viết nhanh nhẹ, nhất là trong trường hợpphá hoại lén lút
  • Tránh và quyết định những cuộc bàn cãi sửa đổi
  • Làm cho Wikipedia được tín nhiệm hơn
  • Tránh trường hợp người khác buộc tộiđạo văn hay không nói thật

Khi bổ sung nội dung

Vì những điểm trên đây, nếu khi sử dụng thông tin từ nguồn bên ngoài để bổ sung vào bài viết, xin hãy chú thích nguồn mà bạn sử dụng. Nếu có thể viết chú thích đúng kiểu thì tốt lắm! Nếu không thì người khác có thể chỉnh nó lại cho bạn, miễn là bạn chú thíchtất cả thông tin mà cần để kiếm thấy nguồn gốc.

Nếu bạn viết một tin nhớ lại vẫn nêncố gắng tìm kiếm về nguồn gốc có căn cứ để chú thích. (Nếu viết bằng sự hiểu biết của bạn thì bạn chắc phải biết cách tìm kiếm về nguồn gốc hợp lý để cho độc giả tra cứu – bạn chắc không có thì giờ trả lời những câu hỏi mãi mãi!) Mục đích là đểgiúp đỡ những độc giả và mọi người sửa đổi khác, bởi vậy nên cũng sử dụngthêm nguồn gốc ngoài những nguồn gốc mà bạn đã sử dụng.

Cần chú thích nguồn gốc nhất là khi viết về những ý kiến, nhận định về một vấn đề nào đó.Tránh những cụm từ làm mơ hồ điều đang giải thích (weasel words), như là "Có người nói rằng…" Thay vào đó, tìm kiếm về một người hay nhóm dứt khoát có ý kiến đó, nói đến tên của họ, và chú thích cách tìm đến nguồn thông tin nơi mọi người có thể đọc hoặc nghe họ đưa ý kiến đó.

Khi chú thích nguồn tham khảo, cần chú ý đếnthái độ trung lập. Quy định này mang ý nghĩa rằng, dù là một nguồn gốc đáng kính trọng, bài viết vẫn cần phải tóm tắt bài nghiên cứu đó, chứ không nên bày ra vài trích dẫn chọn lọc hay trích dẫn tách ra khỏi văn cảnh để ủng hộ một quan điểm nào.

Hãy nhớ làWikipedia không để giới thiệu ý kiến củabạn, và không để xuất bản cácnghiên cứu sơ khai chưa được sự chấp nhận của giới chuyên môn và cơ quan có thẩm quyền.

Văn phong và cách chú thích

Liệt kê các chú thích nguồn gốc vào cuối bài viết, dưới đề mục==Tham khảo==.Điều quan trọng nhất là cần phải viết ra thông tin đầy đủ – hình thức không quan trọng bằng nội dung. Bạn có thể chèn vàoliên kết ngoài để nối đến trang mạng bên ngoài, nhưng mà chúng ta thíchchú thích đầy đủ hơn.

Bạn gõKết quả

Xin chào<ref>Encyclopædia Britannica, ấn bản năm 2000, trang 100</ref>, Thế giới<ref>[http://www.w3.org/ Trang chủ w3]</ref>.

Tham khảo:<references />

Xin chào[1], Thế giới[2].

Tham khảo:

  1. ^Encyclopædia Britannica, ấn bản năm 2000, trang 100
  2. ^Trang chủ w3
Có những cách ghi chú thích từ trang web, sách, báo, nguồn tin.... rõ ràng hơn.Mời xem thêm:Trợ giúp:Cước chú

Yêu cầu khi chú thích

Trang chi tiết:Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được

Vì những người tham gia Wikipedia có thể có sự khác biệt lớn về kiến thức và trình độ nên họ cần được đảm bảo rằng các nội dung trong Wikipedia là tin cậy được. Mục đích của việc chú thích nguồn gốc là để:

Hình ảnh

Trang chi tiết:Wikipedia:Quy định sử dụng hình ảnh

Các hình ảnh cần có nguồn gốc rõ ràng vàthẻ bản quyền phù hợp trong trang miêu tả hình. Việc ghi tên tác giả hình ảnh là rất quan trọng cả với vấn đề quyền tác giả lẫn với các mục đích thông tin (nhất là khi tác giả hình và nguồn lấy hình khác nhau). Một vài giấy phép bản quyền yêu cầu ghi công của tác giả hình.

  • Nếu bạn lấy hình từ một trang web, bạn cần ghi rõ địa chỉ của hình:
Nguồn: Hình lấy từ http://www.example.com (chỉ là ví dụ)
  • Nếu bạn lấy hình từ một nguồn khác (không có trên Internet), bạn nên ghi rõ:
Nguồn: Chụp từ sách A của tác giả B.

Bất kỳ hình ảnh với giấy phépkhông tự do cần cólý do sử dụng hình không tự do (hay còn gọi làlý do sử dụng hợp lý) cho mỗi bài viết sử dụng hình đó.

Xem thêm

Nội dung
HD
Quy tắc
HD
Xóa
Thực thi
Sửa đổi
HD
Quy tắc
Phân loại
Nội dung dự án
HD
WMF
Giới thiệu
Đóng góp
vào Wikipedia
Sách hướng dẫn
Câu thường hỏi
Mục lục
Làm thế nào
Wikipedia
Mã wiki
Bảng tin nhắn
Nhấn để nhờ giúp đỡ trên trang thảo luận của bạn và một tình nguyện viên sẽ ghé thăm.
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Wikipedia:Chú_thích_nguồn_gốc&oldid=71854425
Thể loại:
Thể loại ẩn:

[8]ページ先頭

©2009-2025 Movatter.jp