Movatterモバイル変換


[0]ホーム

URL:


Bước tới nội dung
WikipediaBách khoa toàn thư mở
Tìm kiếm

Quá trình Gram–Schmidt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hai bước đầu tiên của quá trình Gram–Schmidt

Trong toán học, đặc biệt là trong lĩnh vựcđại số tuyến tínhgiải tích số,quá trình Gram–Schmidt là một phương pháptrực chuẩn hóa một tập hợp cácvectơ trong một không gian tích trong, thường làkhông gian EuclidRn được trang bịtích trong tiêu chuẩn. Quá trình Gram–Schmidt xử lý một tập hợp vectơ hữu hạn vàđộc lập tuyến tínhS = {v1,...,vk} vớikn và tạo ra từ tập đã cho mộttập vectơ trực giaoS′ = {u1,...,uk}sinh ra không gian conk chiều củaRn tương tự không gian sinh bởi tậpS.

Phương pháp này được đặt tên theoJørgen Pedersen GramErhard Schmidt, nhưngPierre-Simon Laplace đã quen thuộc với nó trước Gram và Schmidt.[1] Trong lý thuyếtphân rã nhóm Lie nó được tổng quát hóa bởiphân rã Iwasawa.

Áp dụng quá trình Gram–Schmidt vào các vectơ cột của mộtma trận vớihạng cột đầy đủ, ta có phépphân rã QR (ma trận đó được phân rã thành mộtma trận trực giaotam giác).

Quá trình Gram–Schmidt

[sửa |sửa mã nguồn]
Quá trình Gram-Schmidt (có cải tiến) được thực hiện trên ba vectơ độc lập tuyến tính không trực giao của một cơ sở cho không gianR3. Nhấp vào ảnh để xem chi tiết.

Ta định nghĩatoán tửchiếu vectơ bởi

proju(v)=u,vu,uu,{\displaystyle \mathrm {proj} _{\mathbf {u} }\,(\mathbf {v} )={\langle \mathbf {u} ,\mathbf {v} \rangle \over \langle \mathbf {u} ,\mathbf {u} \rangle }{\mathbf {u} },}

trong đóu,v{\displaystyle \langle \mathbf {u} ,\mathbf {v} \rangle } ký hiệutích trong của hai vectơuv. Toán tửchiếu trực giao vectơv vào đường thẳng span bởi vectơu. Nếuu =0, ta định nghĩaproj0(v):=0{\displaystyle \mathrm {proj} _{0}\,(\mathbf {v} ):=0}, tức là ánh xạ chiếuproj0{\displaystyle \mathrm {proj} _{0}}ánh xạ không, nó biến mọi vectơ thànhvectơ không.

Quá trình Gram–Schmidt sau đó được tiến hành như sau:

u1=v1,e1=u1u1u2=v2proju1(v2),e2=u2u2u3=v3proju1(v3)proju2(v3),e3=u3u3u4=v4proju1(v4)proju2(v4)proju3(v4),e4=u4u4    uk=vkj=1k1projuj(vk),ek=ukuk.{\displaystyle {\begin{aligned}\mathbf {u} _{1}&=\mathbf {v} _{1},&\mathbf {e} _{1}&={\mathbf {u} _{1} \over \|\mathbf {u} _{1}\|}\\\mathbf {u} _{2}&=\mathbf {v} _{2}-\mathrm {proj} _{\mathbf {u} _{1}}\,(\mathbf {v} _{2}),&\mathbf {e} _{2}&={\mathbf {u} _{2} \over \|\mathbf {u} _{2}\|}\\\mathbf {u} _{3}&=\mathbf {v} _{3}-\mathrm {proj} _{\mathbf {u} _{1}}\,(\mathbf {v} _{3})-\mathrm {proj} _{\mathbf {u} _{2}}\,(\mathbf {v} _{3}),&\mathbf {e} _{3}&={\mathbf {u} _{3} \over \|\mathbf {u} _{3}\|}\\\mathbf {u} _{4}&=\mathbf {v} _{4}-\mathrm {proj} _{\mathbf {u} _{1}}\,(\mathbf {v} _{4})-\mathrm {proj} _{\mathbf {u} _{2}}\,(\mathbf {v} _{4})-\mathrm {proj} _{\mathbf {u} _{3}}\,(\mathbf {v} _{4}),&\mathbf {e} _{4}&={\mathbf {u} _{4} \over \|\mathbf {u} _{4}\|}\\&{}\ \ \vdots &&{}\ \ \vdots \\\mathbf {u} _{k}&=\mathbf {v} _{k}-\sum _{j=1}^{k-1}\mathrm {proj} _{\mathbf {u} _{j}}\,(\mathbf {v} _{k}),&\mathbf {e} _{k}&={\mathbf {u} _{k} \over \|\mathbf {u} _{k}\|}.\end{aligned}}}

Dãyu1,...,uk là dãy vectơ trực giao cần tìm, và các vectơ được chuẩn hóae1,...,ek tạo thành một tập hợptrực chuẩn. Việc tính toán dãyu1,...,uk được gọi làtrực giao hóaGram–Schmidt, còn việc tính toán dãye1,...,ek được gọi làtrực chuẩn hóa Gram–Schmidt bởi vì các vectơ đã được chuẩn hóa.

Để kiểm tra xem các công thức trên liệu có cho một dãy trực giao, đầu tiên ta tínhu1,u2{\displaystyle \langle \mathbf {u} _{1},\mathbf {u} _{2}\rangle } bằng cách thế vào công thức ở trên chou2: ta được 0. Sau đó sử dụng điều này để tínhu1,u3{\displaystyle \langle \mathbf {u} _{1},\mathbf {u} _{3}\rangle } bằng cách lại thế vào công thức ở trên chou3: ta tiếp tục được 0. Chứng minh tổng quát sau đó được tiếp tục nhờ phépquy nạp toán học.

Nói một cách hình học, phương pháp này được tiếp tục như sau: để tínhui nó chiếu trực giao vectơvi vào không gian conU sinh bởiu1,...,ui−1, mà đó cũng là không gian con sinh bởiv1,...,vi−1. Vectơui sau đó được định nghĩa làhiệu giữavi và hình chiếu này và đảm bảo là trực giao với tất cả các vectơ trong không gian conU.

Quá trình Gram–Schmidt cũng áp dụng cho một dãy độc lập tuyến tính vàvô hạn đếm được {vi}i. Kết quả là một dãy trực giao (hay trực chuẩn) {ui}i sao cho với một số tự nhiênn:span đại số củav1,...,vn cũng chính là span củau1,...,un.

Nếu quá trình Gram–Schmidt được áp dụng cho một dãy phụ thuộc tuyến tính, nó sẽ cho ra vectơ0 ở bước thứi, giả sửvi là một tổ hợp tuyến tính củav1,...,vi−1. Nếu cần phải có một hệ cơ sở trực chuẩn thì thuật toán nên tìm ra các vectơ không trong các kết quả và loại bỏ chúng vì không có một bội nào của vectơ không mà có độ dài bằng 1. Số vectơ đầu ra của thuật toán sẽ bằng số chiều của không gian được span bởi các vectơ đầu vào.

Ví dụ

[sửa |sửa mã nguồn]

Không gian Euclide

[sửa |sửa mã nguồn]

Xét hệ vectơ sau trongR2 (vớitích trong quy ước chính làtích vô hướng)

S={v1=(31),v2=(22)}.{\displaystyle S=\left\lbrace \mathbf {v} _{1}={\begin{pmatrix}3\\1\end{pmatrix}},\mathbf {v} _{2}={\begin{pmatrix}2\\2\end{pmatrix}}\right\rbrace .}

Bây giờ, thực hiện Gram–Schmidt để có được hệ các vectơ trực giao:

u1=v1=(31){\displaystyle \mathbf {u} _{1}=\mathbf {v} _{1}={\begin{pmatrix}3\\1\end{pmatrix}}}
u2=v2proju1(v2)=(22)proj(31)((22))=(22)810(31)=(2/56/5).{\displaystyle \mathbf {u} _{2}=\mathbf {v} _{2}-\mathrm {proj} _{\mathbf {u} _{1}}\,(\mathbf {v} _{2})={\begin{pmatrix}2\\2\end{pmatrix}}-\mathrm {proj} _{({3 \atop 1})}\,({{\begin{pmatrix}2\\2\end{pmatrix}})}={\begin{pmatrix}2\\2\end{pmatrix}}-{8 \over 10}{\begin{pmatrix}3\\1\end{pmatrix}}={\begin{pmatrix}-2/5\\6/5\end{pmatrix}}.}

Ta kiểm tra rằng các vectơu1u2 chắc chắn là trực giao:

u1,u2=(31),(2/56/5)=65+65=0,{\displaystyle \langle \mathbf {u} _{1},\mathbf {u} _{2}\rangle =\left\langle {\begin{pmatrix}3\\1\end{pmatrix}},{\begin{pmatrix}-2/5\\6/5\end{pmatrix}}\right\rangle =-{\frac {6}{5}}+{\frac {6}{5}}=0,}

lưu ý rằng nếu tích vô hướng của hai vectơ bằng0 thì chúng trực giao.

Đối với các vectơ khác vectơ không, ta có thể chuẩn hóa các vectơ đó bằng cách chia cho độ dài của chúng như dưới đây:

e1=110(31){\displaystyle \mathbf {e} _{1}={1 \over {\sqrt {10}}}{\begin{pmatrix}3\\1\end{pmatrix}}}
e2=14025(2/56/5)=110(13).{\displaystyle \mathbf {e} _{2}={1 \over {\sqrt {40 \over 25}}}{\begin{pmatrix}-2/5\\6/5\end{pmatrix}}={1 \over {\sqrt {10}}}{\begin{pmatrix}-1\\3\end{pmatrix}}.}

Tham khảo

[sửa |sửa mã nguồn]
  1. ^Cheney, Ward; Kincaid, David (2009).Linear Algebra: Theory and Applications. Sudbury, Ma: Jones and Bartlett. tr. 544, 558.ISBN 978-0-7637-5020-6.

Tham khảo sách

[sửa |sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa |sửa mã nguồn]
Khái niệm
cơ bản
Ma trận
Song tuyến tính
Đại số
đa tuyến tính
Xây dựng
không gian vectơ
Đại số
tuyến tính số
Stub icon

Bài viết liên quan đếntoán học này vẫn cònsơ khai. Bạn có thể giúp Wikipediamở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Quá_trình_Gram–Schmidt&oldid=71948815
Thể loại:
Thể loại ẩn:

[8]ページ先頭

©2009-2025 Movatter.jp