F8F Bearcat | |
---|---|
![]() Một chiếc F8F Bearcat trên tàu sân bayUSSValley Forge. | |
Kiểu | Máy bay tiêm kích |
Hãng sản xuất | Grumman |
Chuyến bay đầu tiên | 21 tháng 8 năm1944 |
Được giới thiệu | 1945 |
Khách hàng chính | Hải quân Hoa Kỳ Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ Không quân Hoàng gia Thái Lan Không quân Pháp |
Số lượng sản xuất | 1.266 |
ChiếcGrumman F8F Bearcat (được gọi một cách thân mật là "Bear") là một kiểumáy bay tiêm kích Hải quân một động cơ củaHoa Kỳ vào cuối những năm1940. Nó tiếp tục phục vụ cho đến những năm giữa thế kỷ XX cùngHải quân Hoa Kỳ và không lực các nước khác, và là chiếc máy bay tiêm kích cuối cùng của hãng Grumman trang bịđộng cơ piston.
Được thiết kế cho vai tròmáy bay tiêm kích đánh chặn, nhóm thiết kế đã nhắm đến mục tiêu tạo ra một chiếc máy bay nhỏ nhất, nhẹ nhất có thể gắn vừa kiểu động cơPratt & Whitney R2800 vốn đã được trang bị cho chiếcmáy bay tiêm kíchF6F Hellcat. So sánh với chiếc tiền nhiệm, Bearcat nhẹ hơn 20%, tốc độ lên cao tốt hơn 30% và tốc độ tối đa nhanh hơn 80 km/h (50 dặm mỗi giờ). Nó cũng có kích thước nhỏ hơn đáng kể, vì được thiết kế để hoạt động trên nhữngtàu sân bay hộ tống nhỏ, nơi mà những chiếc Hellcat to hiếm khi đến. Do đó chiếc F8F Bearcat chủ yếu nhắm đến việc thay thế những chiếcFM2 Wildcat lạc hậu vốn còn đang là máy bay tiêm kích chủ yếu cho các tàu sân bay cỡ nhỏ.
So sánh với chiếc VoughtF4U Corsair, phiên bản Bearcat ban đầu (F8F-1) có chậm hơn đôi chút nhưng cơ động hơn và lên cao nhanh hơn. Bộ cánh quạt to bốn cánh Aero Products đường kính 3,7m (12 ft 4 in) đòi hỏi phải có bộ càng đáp dài hơn, khiến chiếc Bearcat mang một kiểu dáng "ngóc mũi" đặc trưng rất dễ nhận ra. Lần đầu tiên trong việc sản xuất một chiếc máy bay tiêm kích củaHải quân Hoa Kỳ, một kiểunóc buồng lái dạng bọt nước được trang bị cung cấp tầm nhìn bao quát 360°.
Khái niệm về chiếc Bearcat chịu ảnh hưởng bởi một cuộc đánh giá vào đầu năm1943 trên một chiếc máy bay tiêm kíchFocke-Wulf Fw 190 chiếm được tại Anh Quốc bởi các phi công thử nghiệm và đội kỹ sư của Grumman.[1] Sau khi bay thử chiếc Fw 190, phi công thử nghiệm của Grumman là Bob Hall đã viết một báo cáo trực tiếp lên cho Chủ tịch hãng Leroy Grumman, là người đã đích thân đề ra các tính năng kỹ thuật củaThiết kế 58, hậu duệ của chiếc Hellcat, mô phỏng một cách gần gũi triết lý về thiết kế đã sinh ra chiếc máy bay tiêm kích Đức, cho dù không có bộ phận nào của nó được sao chép. Chiếc F8F Bearcat bắt nguồn từThiết kế 58[2] với nhiệm vụ chủ yếu là vượt qua những chiếc máy bay tiêm kíchNhật Bản đời sau có độ cơ động cao như chiếcA6M-5 Zero[3], và bảo vệ hạm đội chống lại những cuộc tấn công cảm tử trên khôngThần phong (kamikaze) sắp đến.[4]
Tuy nhiên, mục tiêu có được trọng lượng nhẹ sau đó đã không thể đạt được do chiếc máy bay phải được chế tạp chắc chắn hơn để có thể hạ cánh trên tàu sân bay. Trong nỗ lực nhằm làm giảm nhẹ trọng lượng, các nhà thiết kế đã dùng đến thiết kế cánh tháo rời - nếu gia tốc "G" vượt quá 7,5 g đầu cánh sẽ gảy ra, để lại phần cánh cho một kiểu máy bay hoàn hảo mà vẫn có khả năng hạ cánh xuống tàu sân bay. Điều không may là cho dù cơ chế này hoạt động hoàn hảo trong những điều kiện được kiểm soát cẩn thận trong khi bay và trên mặt đất, trong điều kiện thực tế tại các đơn vị khi chiếc máy bay liên tục bị áp lực hạ cánh trên tàu sân bay, và với việc sản xuất bộ cánh kém cẩn trọng tại nhà máy, cánh có xu hướng bị tách ra trong khi máy bay đang ném bom mục tiêu, và máy bay sẽ bị rơi. Cơ chế này được thay thế bằng một hệ thống nổ làm tách rời phần đầu cánh ra, vốn cũng hoạt động tốt, nhưng sau một tai nạn gây thiệt mạng một kỹ thuật viên mặt đất vô ý kích hoạt nổ, hệ thống này cũng bị loại bỏ. Cuối cùng cánh được gia cố chắc chắn hơn và chiếc máy bay bị giới hạn gia tốc đến 7,5 g.[5]
Phi công phụ trách đề án loạt máy bay Bearcat này của Grumman là phi công thử nghiệm huyền thoạiCorky Meyer, vốn là người cũng đảm trách vai trò này trong việc phát triển các kiểuF6F Hellcat,F7F Tigercat,F9F Panther,XF10F-1 Jaguar, vàF11F Tiger. Meyer là người phụ trách bộ phận Hoạt động Bay Grumman tạiCăn cứ Không quân Edwards từ năm1952 đến năm1956.[6][7] Một cái tên nổi tiếng khác có liên quan cũng có liên quan đến kiểu máy bay này. Khi được hỏi về kiểu máy bay được ưa thích để lái,Neil Armstrong ngay lập tức không ngần ngại đã đưa ra câu trả lời là chiếc "Bearcat". Armstrong đã từng lái kiểu máy bay này vào năm1950 trong quá trình huấn luyện nâng cao của Hải quân, và đạt được chứng nhận bay ở tuổi mới 19.[8]
Chiếc nguyên mẫu F8F được đặt hàng vàotháng 11 năm1943 và bay chuyến bay đầu tiên vào ngày21 tháng 8 năm1944, chỉ trong vòng chín tháng sau đó. Chiếc máy bay sản xuất hàng loạt đầu tiên được giao vàotháng 2 năm1945 và phi đội đầu tiên sẵn sàng hoạt động vào ngày21 tháng 5, nhưngThế Chiến II đã kết thúc trước khi chiếc máy bay có dịp tham gia chiến đấu.
Sau chiến tranh, chiếc F8F trở thành máy bay tiêm kích chủ yếu của Hải quân, và được trang bị cho 24 phi đội tiêm kích. Thường được xem là một trong những máy bay (nếu không phải là chiếc tốt nhất) điều khiển tốt nhất trang bị động cơ piston, tính năng bay của nó thậm chí còn vượt hơn nhiều chiếc máy bay phản lực đời đầu. Khả năng baythao diễn của nó được biết khi đội thao diễn hàng khôngBlue Angels chuyển sang sử dụng kiểu máy bay Grumman Bearcat vào năm1946, và bay chúng cho đến khi đội bị tạm thời giải tán vào năm1950 (doChiến tranh Triều Tiên). Chiếc GrummanF9F Panther vàMcDonnellF2H Banshee đã thay thế hầu hết những chiếc Bearcat trong phục vụ với Hải quân Mỹ, do tính năng bay và các ưu thế khác vượt trội hơn những chiếc máy bay tiêm kích động cơ piston.
Một chiếc F8F-1 phiên bản sản xuất không được cải tiến vào năm1946 đã lập được một kỷ lục về tốc độ lên cao 3.048 m (10.000 ft) trong vòng 94 giây sau khi cất cánh từ khoảng cách 350 m (115 ft). Chiếc Bearcat đã giữ kỷ lục này trong vòng mười năm cho đến khi bị một máy bay tiêm kích phản lực hiện đại phá vỡ (mà vẫn không sánh được quãng đường băng cất cánh ngắn của chiếc Bearcat).
Các quốc gia khác từng sử dụng Bearcat bao gồm không quân củaPháp vàThái Lan. Pháp đã sử dụng những chiếc Bearcat như là kiểu máy bay tiêm kích-ném bom trongChiến tranh Đông Dương vào đầu những năm1950.
Những chiếc Bearcat đã trở nên thông dụng trong các cuộcđua hàng không. Một chiếc Bearcat được dự trữ và tài trợ bởi Bill Stead từng chiến thắng giảiĐua hàng không Reno lần đầu tiên vào năm 1964.Rare Bear, một chiếc F8F có nhiều cải tiến doLyle Shelton sở hữu, tiếp tục thống trị sự kiện này trong vài thập niên, thường cạnh tranh cùng vớiDaryl Greenamyer, một phi công đua nổi tiếng khác từng chiến thắng và lập kỷ lục cùng chiếc máy bay của riêng mình.Rare Bear cũng lập nhiều kỷ lục khác, bao gồm kỷ lục thế giới về tốc độ bay 3Km dành cho máy bay động cơ piston là 850,26 km/h (528,33 dặm mỗi giờ) lập vào năm1989, và một kỷ lục mới về tốc độ lên cao 3.000 m trong 91,9 giây lập vào năm1972, phá kỷ lục cũ vào năm1946 như đã nêu ở trên.[9][10][11]
Cho đến nay còn có khoảng 11 chiếc Bearcat còn bay được, tám chiếc được phục chế để trưng bày và khoảng một tá xác máy bay hoặc đang trong kế hoạch phục chế.
Tham khảo: Jane's Fighting Aircraft of World War II[12],[3]
{{Chú thích web}}
:Chú thích có tiêu đề chung (trợ giúp)