Dãy Fibonacci làdãyvô hạn cácsố tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử 0 hoặc 1 và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắcmỗi phần tử luôn bằng tổng hai phần tử trước nó.Công thức truy hồi của dãy Fibonacci là:
Xếp các hình vuông có các cạnh là các số Fibonacci
Dãy số Fibonacci đượcFibonacci, mộtnhà toán họcngười Ý, công bố vào năm 1202 trong cuốn sách Liber Abacci - Sách về toán đồ qua 2 bài toán: Bài toán con thỏ và bài toán số các "cụ tổ" của một ong đực.
Henry Dudeney (1857 - 1930) (là một nhà văn và nhà toán học người Anh) nghiên cứu ở bò sữa, cũng đạt kết quả tương tự.
Thế kỉ XIX, nhà toán họcEdouard Lucas xuất bản một bộ sách bốn tập với chủ đề toán học giải trí, ông đã dùng tên Fibonacci để gọi dãy số kết quả của bài toán từ cuốn Liber Abaci – bài toán đã sinh ra dãy Fibonacci.
2 bài toán sau đây được trích từ sách Liber Abacci do Fibonacci viết vào năm 1202. Đây là những bài toán mẫu mực dẫn đến khảo sát dãy số Fibonacci.
Mười ba ( F 7) cách sắp xếp các âm tiết dài và ngắn theo một nhịp độ dài sáu. Năm ( F 5) kết thúc bằng âm tiết dài và tám ( F 6) kết thúc bằng âm tiết ngắn.
Một đôi thỏ (gồm một thỏ đực và một thỏ cái) không sinh cho đến khi chúng đủ 2 tháng tuổi. Sau khi đủ 2 tháng tuổi, mỗi đôi thỏ sinh một đôi thỏ con (gồm một thỏ đực và một thỏ cái) mỗi tháng. Hỏi sau n tháng có bao nhiêu đôi thỏ, nếu đầu năm (tháng Giêng) có một đôi thỏ sơ sinh
GIA ĐÌNH NHÀ THỎ SAU 6 THÁNG
Trong hình vẽ trên, ta quy ước:
Cặp thỏ xám là cặp thỏ có độ tuổi 1 tháng.
Cặp thỏ được đánh dấu (màu đỏ và màu xanh) là cặp thỏ có khả năng sinh sản.
Nhìn vào hình vẽ trên ta nhận thấy:
Tháng Giêng và tháng Hai: Chỉ có 1 đôi thỏ.
Tháng Ba: đôi thỏ này sẽ đẻ ra một đôi thỏ con, do đó trong tháng này có 2 đôi thỏ.
Tháng Tư: chỉ có đôi thỏ ban đầu sinh con nên đến thời điểm này có 3 đôi thỏ.
Tháng Năm: có hai đôi thỏ (đôi thỏ đầu và đôi thỏ được sinh ra ở tháng Ba) cùng sinh con nên ở tháng này có 2 + 3 = 5 đôi thỏ.
Tháng Sáu: có ba đôi thỏ (2 đôi thỏ đầu và đôi thỏ được sinh ra ở tháng Tư) cùng sinh con ở thời điểm này nên đến đây có 3 + 5 = 8 đôi thỏ.
Khái quát, nếu n là số tự nhiên khác 0, gọi f(n) là số đôi thỏ có ở tháng thứ n, ta có:
Với n = 1 ta được f(1) = 1.
Với n = 2 ta được f(2) = 1.
Với n = 3 ta được f(3) = 2.
Do đó với n > 2 ta được: f(n) = f(n-1) + f(n-2).
Điều đó có thể được giải thích như sau: Các đôi thỏ sinh ra ở tháng n -1 không thể sinh con ở tháng thứ n, và ở tháng này đôi thỏ tháng thứ n - 2 sinh ra một đôi thỏ con nên số đôi thỏ được sinh ra ở tháng thứ n chính là giá trị của f(n - 2).
Fibonacci đã mô tả dãy các tổ tiên của một con ong đực như sau:(Loài ong có thể thụ tinh đơn tính hoặc lưỡng tính).Giả sử rằng:
Nếu một trứng ong thụ tinh bởi chính con ong cái nó nở thành một con ong đực
Tuy nhiên, nếu một trứng thụ tinh bởi một ong đực nó nở thành một con ong cái.
Như vậy một con ong đực sẽ luôn có một mẹ, và một con ong cái sẽ có cả bố và mẹ.
Số cụ tổ của một con ong đực
Ta bắt đầu tính số các con ong tổ tiên của một con ong đực. Xét một con ong đực ở thế hệ thứ n. Nhìn vào hình trên ta thấy:
Trước một đời, thế hện-1: Con ong đực chỉ có một mẹ (1 ong cái).
Trước hai đời, thế hện-2: Con ong cái đờin-1 có 2 bố mẹ, một ong bố (đực) và một ong mẹ (cái)(2 con ong: 1 đực+ một cái)).
Trước ba đời, thế hện-3: Con ong cái thế hện-2 lại có hai bố mẹ, một ong bố (đực) và một ong mẹ (cái), và con đực thế hện-2 có một mẹ (3 con ong: 1 ong đực + 2 ong cái)
Trước bốn đời, thế hện-4: Hai con cái, mỗi con có 2 cha, mẹ và mỗi con đực có một mẹ (5 con ong: 2 ong đực 3 ong cái)
Tiếp tục quá trình này ta sẽ có một dãy số Fibonacci.
Tỷ lệ vàng (phi), được đinh nghĩa là tỷ số khi chia đoạn thẳng thành hai phần sao cho tỷ lệ giữa cả đoạn ban đầu với đoạn lớn hơn bằng tỷ số giữa đoạn lớn và đoạn nhỏ. Có thể chứng minh rằng nếu quy độ dài đoạn lớn về đơn vị thì tỷ lệ này là nghiệm dương của phương trình:
Việc giải một hệ thức truy hồi tổng quát dựa trên việcgiải phương trình đặc trưng của nó. Lấy ví dụ như, cho hệ thức truy hồi dạng an = c1an-1+ c2an-2 +... +ckan-k (1)
Khi đó nghiệm của hệ là r sẽ có dạng: rn = c1rn-1 + c2rn-2 +c3rn-3 +...+ckrn-k
Giải phương trình trên ta được các nghiệm phân biệt r1,r2,....,rn-1.Đồng thời ta có an=b1r1n +b2r2n +...+bn-1rn-1n (2)
Do vậy giải hệ phương trình (2) với a1,a2,.., an cho trước ta sẽ nhận được các giá trị b1,b2,...,bn-1, thay trở lại ta sẽ có phương trình tổng quát dành cho hệ thức truy hồi (1)
Từ đây ta có thể trực tiếp rút rabiểu thức dạng đóng cho số hạng thứn trong dãy Fibonacci:
Một cách tương đương, ta có thể tính toán ma trậnlũy thừa bằng cáchchéo hóa ma trậnA sử dụngphân tích riêng của nó, với là ma trận đường chéo:
trong đó và
Vì vậy biểu thức dạng đóng cho số hạng thứn của dãy Fibonacci được cho bởi phương trình:
thực hiện nhân ma trận, tiếp tục ta suy ra được công thức Binet
Ma trậnA cóđịnh thức là −1, và vì thế nó là một ma trận 2×2 đơn môđun (unimodular). Một ma trận đơn môđun là ma trận vuông có định thức là 1 hoặc −1.
Tính chất này có thể được hiểu theo cách biểu diễnliên phân số cho tỉ lệ vàng:
Các số Fibonacci chính là tỉ số giữa hai giản phân liên tiếp của liên phân số choφ, mà ma trận được tạo ra từ các giản phân liên tiếp của một phân số liên tục bất kỳ thì có định thức là +1 hoặc −1, vậy nó là ma trận đơn môđun. Ta có biểu diễn ma trận đưa ra biểu thức dạng đóng sau đây cho các số Fibonacci:
Lấy định thức cho hai vế của phương trình này, ta có đượcđẳng thức Cassini:
Hơn nữa, vìAnAm =An+m cho bất kỳ ma trận vuôngA, có thể suy ra các đẳng thức bên dưới (chúng được rút ra từ hai hệ số khác nhau của ma trận tích, dễ dàng suy ra đẳng thức thứ hai từ cái đầu tiên bằng cách thayn bởin + 1),
cụ thể, vớim =n,
Hai đẳng thức cuối cùng cho ta một cách tínhđệ quy các số Fibonacci vớiO(log(n)) phép toán số học trong thời gianO(M(n) log(n)), trong đóM(n) là thời gian để thực hiệnphép nhân hai số cón chữ số. Thời gian tính toán số hạng thứn của dãy Fibonacci sử dụng công thức này tương tự như cách tính với biểu thức ma trận dạng đóng, nhưng với ít hơn các bước không cần thiết nếu cần phải tránh thực hiện việc tính toán lại một số Fibonacci đã được tính ra trước đó (đệ quy có nhớ).[1]
DùngFn-2 =Fn -Fn-1, có thể mở rộng các số Fibonacci cho các chỉ số nguyên âm. Khi đó ta có:... -8, -5, -3, -2, -1, 1, 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8,... vàF-n = -(-1)nFn.
Thuật ngữdãy Fibonacci cũng được dùng cho các hàmg từ tập các số nguyên tới một trườngF thoả mãng(n+2) =g(n) +g(n+1). Các hàm này có thể biểu diễn dưới dạng
g(n) =F(n)g(1) +F(n-1)g(0),
do vậy các dãy Fibonacci hình thành mộtkhông gian vectơ với hàmF(n) vàF(n-1) là một cơ sở.
Tổng quát hơn, giá trị củag có thể lấy trong mộtnhóm abel (xem như mộtz-module). Khi đó dãy Fibonacci là một Z-module 2 chiều.
Đặc biệt, dãy FibonacciL vớiL(1) = 1 vàL(2) = 3 được gọi làsố Lucas, theo tên củaEdouard Lucas. Dãy Lucas đã đượcLeonhard Euler đề cập đến năm 1748, trongNhập môn giải tích vô hạn (Introductio in Analysin Infinitorum). Về ý nghĩa, các sô LucasL(n) là luỹ thừa bậcn củatỷ lệ vàng
Các số Lucas quan hệ với các số Fibonacci theo hệ thức
Một tổng quát hoá của dãy Fibonacci là các dãy Lucas. Nó có thể định nghĩa như sau:
U(0) = 0
U(1) = 1
U(n + 2) =PU(n + 1) −QU(n)
trong đó dãy Fibonacci là trường hợp đặc biệt khiP = 1 vàQ = −1. Một dạng khác của các dãy Lucas bắt đầu vớiV(0) = 2,V(1) =P. Các dãy này có ứng dụng tronglý thuyết số đểkiểm tra tính nguyên tố.
Cácdãy Padovan là tương tự với hệ thức truy hồiP(n) =P(n − 2) +P(n − 3).
Cácsố tribonacci tương tự các số Fibonacci, nhưng thay vì khởi động với hai phần tử, dãy này khởi động với ba phân tử và mỗi số tiếp theo bằng tổng của ba phần tử đứng trước. Sau đây là một số sô tribonacciA000073:
Giá trị củahằng số tribonacci là tỷ số (tỷ lệ mà các số tribonacci liền kề có xu hướng). Nó là nghiệm của đa thứcx3 −x2 −x − 1, xấp xỉ 1.83929, và cũng thoả mãn phương trìnhx +x−3 = 2. Nó có vai trò quan trọng khi nghiên cứukhối snub.
Các số tribonacci cũng được cho bởi
ở đây cặp dấu ngoặc vuông ngoài là ký hiệu của hàmphần nguyên và
Mộtdãy Fibonacci ngẫu nhiên có thể xác định bằng việc ném đồng xu cho mỗin trong dãy và lấyF(n)=F(n−1)+F(n−2) nếu đồng xu sấp và lấyF(n)=F(n−1)−F(n−2) nếu đồng xu ngửa.
Có thể định nghĩa dãy "ngẫu nhiên Fibonacci" là dãy các sốfn xác định theo đệ quy
f0 = 1,f1 = 1, and
Hầu chắc chắn rằng căn bậcn của trị tuyệt đối của số hạng thứn hội tụ về một hằng số khin tăng vô hạn.
Một số các số Fibonacci cũng là cácsố nguyên tố như: 2, 3, 5, 13, 89, 233, 1597, 28657, 514229,....
Cácsố nguyên tố Fibonacci với hàng nghìn chữ số đã được tìm thấy, song vẫn chưa biết liệu có vô số các số như vậy không.[2]
Fkn chia hết bởiFn, do đó, ngoại trừF4 = 3, bất cứ số nguyên tố Fibonacci prime phải có chỉ số thứ tự cũng là số nguyên tố.
Không có số Fibonacci từF6 = 8 trở đi mà lớn hơn hay nhỏ hơn một so với số nguyên tố.[3]
Số Fibonacci duy nhấtchính phương không tầm thường là số 144.[4] Attila Pethő đã chứng minh trong 2001 chỉ có hữu hạn sốlũy thừa hoàn hảo Fibonacci.[5] Trong 2006, Y. Bugeaud, M. Mignotte, và S. Siksek đã chứng minh rằng chỉ duy nhất 8 và 144 là số lũy thừa hoàn hảo không tầm thường.[6]
Dãy Fibonacci xuất hiện ở khắp nơi trongthiên nhiên. Những chiếclá trên một nhành cây mọc cách nhau những khoảng tương ứng với dãy số Fibonacci.
Các số Fibonacci xuất hiện trong những bông hoa. Hầu hết các bông hoa có số cánh hoa là một trong các số: 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55 hoặc 89.Hoa loa kèn có 3 cánh,Họ Mao lương có 5 cánh,phi yến thường có 8 cánh, hoacúc vạn thọ có 13 cánh, hoacúc tây có 21 cánh,hoa cúc thường có 34, hoặc 55 hoặc 89 cánh.
Nếu quan sát các 'mắt' trên vỏ của một trái thơm già, bạn có thể may mắn tìm thấy được số mắt trên 2 đường vòng cung chéo trên vỏ trái thơm là 2 số Fibonacci nào đó, thí dụ 13 và 21.
Các số Fibonacci tronghoa hướng dương. Những nụ nhỏ sẽ kết thành hạt ở đầu bông hoa hướng dương được xếp thành hai tập các hìnhxoắn ốc: một tập cuộn theo chiều kim đồng hồ, còn tập kia cuộn ngược theo chiều kim đồng hồ. Số các đường xoắn ốc hướng thuận chiều kim đồng hồ thường là 34 còn ngược chiều kim đồng hồ là 55. Đôi khi các số này là 55 và 89, và thậm chí là 89 và 144. Tất cả các số này đều là các số Fibonacci kết tiếp nhau (tỷ số của chúng tiến tớiTỷ lệ vàng)Đầu hoacúc vạn thọ thể hiện sự sắp xếp theoxoắn ốc 21 (xanh lam) và 13 (xanh dương).Hình minh họa mô hình Vogel cho n = 1 ... 500Hoa loa kèn có 3 cánh
TheFibonacci AssociationLưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2005 tạiWayback Machine incorporated in1963, focuses on Fibonacci numbers and related mathematics, emphasizing new results, research proposals, challenging problems, and new proofs of old ideas.